Cửa chống cháy luôn được đặt ở lối đi thoát hiểm hoặc các khu vực đặc biệt như phòng điện, phòng kỹ thuật. Do đó, rất ít gia chủ hoặc các chủ đầu tư quan tâm đến việc giữ gìn và chăm sóc khu vực này. Vì thế, cánh cửa sẽ nhanh chóng bị hỏng, hoạt động không còn trơn tru và đặc biệt, khả năng chống cháy bị giảm thiểu. 5 sự thật quan trọng bạn cần biết về bảo quản cửa chống cháy trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Lắp đặt và bảo dưỡng cửa chống cháy
Mỗi công trình, dự án bắt buộc phải lắp đặt cửa chống cháy, còn đối với các ngôi nhà bình thường, tùy vào nhu cầu mà gia chủ quyết định có nên lắp đặt hay không?
Tuy nhiên, việc lắp đặt và bảo quản đúng cách cũng được coi là 1 cách công nhận thích hợp cho công trình đó đạt chuẩn an toàn, và là 1 sản phẩm cần thiết để bảo vệ tính mạng của con người mỗi khi có điều tồi tệ nhất xảy ra.
Nhưng làm thế nào bạn có thể tìm ra cửa chống cháy tốt nhất để lựa chọn, làm thế nào để cài đặt chúng và làm thế nào để duy trì chúng?
Hãy tìm đến các chuyên gia về cửa chống cháy
Tại Koffmann, chúng tôi là chuyên gia tư vấn cho khách hàng về cửa chống cháy và an toàn chống cháy vì vậy, bạn có thể liên hệ thông qua hotline 0914.860.455 để nhận các hướng dẫn hữu ích nhất.
Đồng thời, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các mẹo tuyệt vời nhất trong việc bảo dưỡng, bảo trì cửa chống cháy ở bất cứ đâu.
Làm thế nào để duy trì cửa chống cháy tốt nhất?
Việc duy trì cửa chữa cháy không phải là một quá trình phức tạp, nhưng nó cần một kế hoạch để đảm bảo rằng cửa chữa cháy của bạn được kiểm tra thường xuyên giúp chúng có khả năng bảo vệ tối đa và hoạt động tốt nhất trong trường hợp hỏa hoạn.
Bạn cần phải chắc chắn những việc bạn cần làm, kiểm tra những gì cần được kiểm tra, sửa chữa với các thành phần phù hợp và thực hiện các hành động thích hợp. Vì vậy, nếu bạn muốn duy trì hiệu quả cửa chống cháy của mình thì hãy chắc chắn rằng bạn đã quen thuộc với 5 sự thật về cửa chống cháy thiết yếu của chúng tôi dưới đây.
5 sự thật về cửa chống cháy quan trọng
Tuân thủ các quy định nhà nước
Tiêu chuẩn TCVN 6160 : 1996 về Yêu cầu thiết kế phòng cháy, chữa cháy nhà cao tầng có những yêu cầu pháp lý để đảm bảo rằng cửa chống cháy và cửa thoát hiểm được lắp đặt đúng cách và được bảo quản đúng chuẩn. Nếu không, những cánh cửa này sẽ không được coi là phù hợp với mục đích sử dụng, tức bạn không chỉ đối mặt với những mức phạt mà nguy cơ đóng cửa tòa nhà cũng khá cao.
Do đó, bạn cần phải có 1 chuyên gia hoặc 1 đơn vị đúng ra để kiểm tra và giám sát chất lượng cũng như việc lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng cho cánh cửa chống cháy.
Quy trình kiểm tra phải thực hiện 6 tháng 1 lần
Theo nhiều chuyên gia nhận định, việc tiến hành quy trình kiểm tra nên diễn ra 2 lần 1 năm. Mặc dù thế, trong các trường hợp những công trình, dự án mới xây dựng, quy trình này cần phải thực hiện thường xuyên hơn, tốt nhất nên là mỗi quý 1 lần.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải kiểm tra lượng người dân di chuyển, nếu có bất cứ khu vực nào mà 1 lượng lớn người dân thường xuyên đi qua thì bạn cần phải bảo trì, bảo dưỡng cánh cửa thép chống cháy 1 tuần 1 lần.
Tất cả các bộ phận cánh cửa cần phải được kiểm tra
Thực hiện kiểm tra cửa chống cháy là một công việc toàn diện. Mặc dù, công việc kiểm tra phải có người có thẩm quyền theo quy định thực hiện, nhưng bạn vẫn cần phải đảm bảo tất cả các bộ phận trên khung và cánh được kiểm tra đúng cách.
Ví dụ, bạn cần đảm bảo khoảng cách giữa khung và cánh cửa là kích thước phù hợp, dấu niêm phong và gioăng cao su ngăn khói được đặt tại chỗ và không bị hư hại, cánh cửa có biển báo thích hợp…
Nếu các bộ phận trên cửa không được kiểm tra kỹ lưỡng, nó rất dễ ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực mà nó bảo vệ mỗi khi có hỏa hoạn xảy ra. Do đó, hãy lập 1 danh sách các bộ phận cần kiểm tra, đánh dấu và có những ghi chú quan trọng để có khắc phục nhanh chóng.
Lập kế hoạch kiểm tra cửa chống cháy
Nếu tòa nhà hoặc tòa nhà của bạn có nhiều cửa ngăn cháy và tất cả chúng đều không có lịch kiểm tra giống nhau thì việc lập kế hoạch kiểm tra từng cánh cửa chống cháy rất hữu ích.
Tức là bạn cần phải có bản kế hoạch chi tiết nhất về từng loại cửa ứng với từng khu vực, bao gồm các thông số kỹ thuật, các bộ phần cần thiết, các phụ kiện, các giấy tờ liên quan…
Với việc làm này, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc quản lý và đánh giá chi tiết từng loại cửa, từng khu vực. Đồng thời, dễ dàng chuyển giao cho 1 người khác trong trường hợp bạn không có thời gian kiểm tra về sau.
Thiết lập danh sách chi tiết tương thích các phụ kiện, thành phần
Nếu bạn phát hiện 1 cánh cửa cần phải được sửa chữa, thì việc này phải diễn ra càng sớm càng tốt, tuy nhiên, bạn vẫn cần phải đảm bảo có đúng thành phần và vật liệu cần thiết. Trong trường hợp cửa chống cháy, khả năng tương thích của các bộ phận được sử dụng là cần thiết, nếu chúng không tương thích thì khả năng chống cháy sẽ không có, đồng thời, rất dễ bị hỏng, hoạt động không hiệu quả.
Vì thế, việc thiết lập bảng dữ liệu về các bộ phận cũng các thông tin chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng bổ sung và thay thế thích hợp nhất. Nếu thông tin về các phụ kiện và thành phần không rõ ràng, hãy liên hệ với nhà sản xuất để họ hỗ trợ bạn.
Như vậy, hy vọng với bài viết này, bạn đã có đầy đủ thông tin về bảo trì, bảo dưỡng cửa chống cháy. Nếu bạn có quan tâm về cánh cửa chống cháy của Koffmann, hãy liên hệ ngay hotline 0914.860.455 nhé.