Một đám cháy bùng phát có thể là 1 thảm họa ở bất cứ đâu nó xảy ra, có nghĩa là nó chắc chắn sẽ là thảm họa về mức chi phí hỏa hoạn cho doanh nghiệp. Cho dù, cơ sở kinh doanh của bạn có đầy đủ các trang thiết bị và nội thất, giấy tờ quan trọng hoặc thậm chí cả tính mạng, đám cháy có thể tàn phá tất cả mọi thứ và khiến bạn mất nhiều chi phí, không chỉ về mặt tài chính. Bài viết dưới đây, chúng ta sẽ xem xét những chi phí đó có thể là gì và tại sao bạn nên luôn luôn chuẩn bị trong trường hợp có hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Các chi phí hỏa hoạn mà doanh nghiệp có thể gánh chịu
Nhân viên vắng mặt
Nếu gần đây, doanh nghiệp bạn vừa trải qua 1 vụ hỏa hoạn nhỏ hoặc bất kỳ công ty nào xảy ra trong tòa nhà của bạn, nó chắc chắn sẽ khiến nhân viên của bạn có tâm lý e sợ, đề phòng mà không đi làm trở lại. Chưa kể, nếu đám cháy thực sự lớn và có khả năng hủy hoại lớn, các nhân viên có xu hướng nghỉ làm chuyển sang 1 công ty khác hoặc chờ công ty bạn khắc phục sự cố.
Tinh thần cạn kiệt
Đi vào hoạt động sau khi hỏa hoạn xảy ra, tình hình hoạt động kinh doanh của bạn sẽ không còn suôn sẻ như ban đầu, sẽ có nhiều hợp đồng bị chấm dứt, sẽ có những khách hàng không còn tin tưởng, khiến ngay cả những nhân viên kỳ cựu nhất cũng có những tác động tiêu cực đến tinh thần. Vì thế, những tác động này sẽ ảnh hưởng đến năng suất cũng như doanh thu của công ty bạn.
Thiệt hại cho tòa nhà
Thiệt hại về cấu trúc tòa nhà là nguy cơ rất thực tế khi đám cháy nổ ra. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của ngọn lửa, tòa nhà có thể bị suy yếu đáng kể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của cư dân, nhân viên quanh khu vực tòa nhà. Vì thế, tòa nhà của bạn cần phải được kiểm định, đánh giá trước khi bạn và nhân viên có thể quay lại làm việc. Dự kiến chi phí cho việc kiểm định, đánh giá này cũng không phải là nhỏ.
Thiệt hại trang thiết bị
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp bạn sở hữu hoặc hoạt động, mà các trang thiết bị bị thiệt hại cũng lớn theo. Đặc biệt, khi doanh nghiệp của bạn bị hỏa hoạn ở nơi sản xuất sản phẩm thì thiệt hại là lớn nhất bởi nó bảo gồm cả nguyên vật liệu và máy móc sản xuất. Thêm vào đó, phải mất nhiều thời gian và chi phí để có thể thay thế các trang thiết bị bị hỏng trong vụ hỏa hoạn.
Thiệt hại những tài liệu quan trọng
Máy tính và trang thiết bị không phải là phần quan trọng duy nhất của văn phòng. Tài liệu và hợp đồng mới chính là thứ quan trọng nhất đối với 1 doanh nghiệp. Vì thế, một khi những tài liệu này bị hủy hoại do đám cháy gây ra, nó có thể gây ra những vấn đề vô cùng lớn cho doanh nghiệp. Đặc biệt là những hồ sơ dự án, hợp đồng cho đến sổ sách kế toán – tài chính chứa đựng những thông tin cực kỳ quan trọng và sự mất mát của những tài liệu này thực sự là 1 thảm họa.
Xử phạt doanh nghiệp vi phạm PCCC ở Việt Nam
Trên thế giới, các doanh nghiệp vi phạm PCCC luôn phải chịu mức án phạt cao nhất, điển hình như Khách sạn Radnor ở Anh phải chịu án phạt 200,000 bảng Anh hoặc cũng ở Anh, cửa hàng New Look phải chịu mức phạt lên tới 400.000 bảng…
Tuy nhiên, ở Việt Nam, chế tài xử phạt các vi phạm PCCC vẫn chưa đủ răn đe, khiến nhiều chủ đầu tư và doanh nghiệp tỏ ra “nhờn” luật hơn. Cụ thể, mức phạt cao nhất mà doanh nghiệp gánh chịu chỉ lên đến 50 triệu đồng.
Các hình thức xử phạt đã được ghi nhận trong Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Phạt tiền từ 300.000-500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại dưới 2 triệu đồng.
Nếu vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 2 đến dưới 10 triệu đồng thì bị phạt từ 500.000-3 triệu đồng; gây thiệt hại từ 10 đến dưới 25 triệu đồng thì bị phạt từ 5-8 triệu đồng.
Hành vi vô ý để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 25-50 triệu đồng bị phạt từ 5-10 triệu đồng. Nếu gây thiệt hại trên 50 triệu đồng, bị phạt từ 30-50 triệu đồng.
Bên cạnh đó, theo Nghị định, sẽ phạt tiền từ 15-25 triệu đồng đối với hành vi do thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy, nổ.”
Những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hỏa hoạn cho doanh nghiệp
Nấu ăn
Một doanh nghiệp có phòng riêng được trang bị cơ sở vật chất để nấu ăn rất phổ biến ở nhiều nơi hiện nay. Hoặc trong 1 tòa nhà văn phòng, không thể không có 1 đơn vị thầu mở quán ăn phục vụ dân công sở. Thông thường, đám cháy xảy ra do mất tập trung hoặc thiếu sự chăm sóc, bảo dưỡng đến từ bộ phận nấu ăn. Ví dụ như nấu quá lâu trên bếp, để lò nướng quá lâu… là những sai lầm đơn giản nhưng chúng có thể có những hậu quả nghiêm trọng.
Điện
Cháy điện hiếm khi là lỗi của con người gây ra, mặc dù có vài trường hợp như nhân viên để ổ cắm quá tải… Tuy nhiên, nguyên nhân thông thường là do hệ thống bị lỗi, điều này không dễ bị phát hiện nếu không có chuyên gia. Vì thế, hãy đảm bảo quá trình kiểm tra cơ bản được thực hiện thường xuyên và nên hợp đồng với 1 chuyên gia trong lĩnh vực để kiểm định an toàn hệ thống điện.
Hút thuốc
Ngay cả một điếu thuốc còn đọng lại có thể bắt lửa nếu các điều kiện phù hợp với nó, có nghĩa là hút thuốc lá có thể gây ra nguy cơ nghiêm trọng cho sự an toàn của tài sản doanh nghiệp. Do đó, hãy trang bị các vật dụng, thiết bị hoặc chia khu vực hút thuốc riêng để nhân viên bạn có thể thoải mái hút thuốc và cho phép mọi người vứt bỏ thuốc lá một cách an toàn, và bạn không phải lo lắng về một điếu thuốc đã qua sử dụng gây ra hỏa hoạn.
Hệ thống sưởi
Máy sưởi rất hữu ích vào những ngày lạnh giá, nhưng chúng có thể gây nguy hiểm nếu bạn không cẩn thận và chú ý. Nếu để quá lâu, chúng có thể bị quá nhiệt, hoặc nếu chúng bị bỏ lại và quá gần các vật dễ cháy, các vật thể có thể bắt lửa rất dễ dàng.
Làm sao doanh nghiệp của bạn có thể tồn tại sau hỏa hoạn?
Không phải doanh nghiệp nào trải qua những vụ hỏa hoạn lớn đều có thể gượng dậy và phát triển. Việc chịu quá nhiều tổn thất về chi phí và tính mạng khiến doanh nghiệp không thể nào tiếp tục khắc phục và tồn tại. Vậy có cách nào để doanh nghiệp trải qua tình hình khó khăn này?
Doanh nghiệp bạn đánh giá mức độ rủi ro cháy nổ như thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi này, sẽ tùy vào từng doanh nghiệp cụ thể. Nhưng chúng tôi vẫn tìm ra được 1 điểm chung: đánh giá nguy cơ hỏa hoạn. Bằng cách thực hiện đánh giá rủi ro, trước tiên bạn đang tăng cường sự an toàn của bạn và nhân viên, sau đó, thay đổi các bộ phận và lĩnh vực bị chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Không chỉ thế, bạn cũng cần phải thay đổi thái độ với các công ty bảo hiểm để họ có thể giải quyết 1 phần trong việc khắc phục hậu quả.
Lập ra 1 kế hoạch khôi phục thảm họa
Lập kế hoạch khôi phục thảm họa có vẻ hơi quá sức, nhưng thực tế, nó có thể là yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu thời gian chết cho doanh nghiệp và do đó giảm thiểu tác động tài chính đến thời gian ngừng hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, cần có 1 cuộc họp các nhân viên chủ chốt trong công ty, trong từng bộ phận để đề xuất các phương án tốt nhất, nhanh nhất để đưa doanh nghiệp trở lại.
Nếu bạn cần đến các cánh cửa thép chống cháy an toàn cho mọi doanh nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với Thế giới cửa thép Koffmann qua số hotline 0914.860.455 nhé.