Tay co thủy lực (door closer) hay cùi chỏ hơi là phụ kiện chuyên dùng cho các dòng cửa, có chức năng làm hạn chế lực tác động ngoại cảnh lên các cánh cửa, đồng thời cũng có khả năng tự động đóng cửa khi mở ra ngoài. Tưởng chỉ đơn giản có vậy, nhưng có rất nhiều điều mà bạn vẫn chưa hiểu hết về phụ kiện cửa đặc biệt này. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp tất cả các kiến thức mà bạn cần biết về tay co thủy lực trước khi lựa chọn mua nhé.
Cấu tạo của tay co thủy lực
Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều loại tay co khác nhau với những đặc điểm, hình dáng khác nhau. Tuy nhiên, về mặt cấu tạo đều có chung những điểm sau:
- Hộp áp lực chứa hệ thống lò xo và thủy lực. Trong đó, các lò xo có cấu tạo khá cứng nhưng co giãn tốt nhằm hạn chế các tác động lực. Thủy lực có khả năng giúp cửa đóng mở từ từ.
- 2 tay co di động là các khớp nối, giúp truyền tác động lực vào hộp áp lực.
Hiện nay, nhờ vào cấu tạo của tay co mà có thể chia thành 2 loại chính:
- Tay co có điểm dừng: Là loại có điểm dừng ở góc 90 độ, tức khi mở cánh cửa đến góc 90 độ thì cửa sẽ tự động giữ lại, ngược lại khi dưới ngưỡng 90 độ thì tay co hoạt động như tay co không điểm dừng. Dòng này phù hợp lắp đặt ở cửa dân dụng.
- Tay co không điểm dừng: Là loại tay co luôn tự động đóng khi mở cửa dù ở bất kỳ góc độ nào. Loại này thích hợp cho các cánh cửa chuyên dụng, đặc biệt là cửa thép chống cháy.
Tại sao gia đình bạn cần sử dụng tay co thủy lực
Hiện nay, đa phần tay co thủy lực dùng cho các cánh cửa chống cháy bởi nó có khả năng tự động đóng, ngăn cho khói và lửa không lan sang các khu vực an toàn khi có sự cố về cháy nổ xảy ra.
Tuy nhiên, ngôi nhà bạn luôn chịu tác động của gió, và mọi cánh cửa ở bất kỳ ngôi nhà nào cũng bị tác động bởi gió. Bởi thế, cánh cửa luôn chịu 1 lực tác động rất mạnh bởi gió, có thể gây nguy hiểm nếu chẳng may bạn hoặc người thân đứng gần cánh cửa. Do đó, tay co thủy lực sẽ làm giảm tác động lực này, đảm bảo an toàn cho người trong nhà.
Ngoải ra, nếu trong nhà bạn có trẻ nhỏ, bạn không muốn bất kỳ sơ suất nào nếu đứa trẻ tò mò đi ra ngoài, nhất là ngôi nhà gần mặt đường thì tay co thủy lực là giải pháp hữu ích. Bởi chỉ khi tác động 1 lực vừa đủ, cửa mới có thể mở ra. Những đứa trẻ chưa đủ lớn sẽ không thể tạo ra 1 lực như thế.
Nên lựa chọn loại tay co thủy lực nào phù hợp nhất?
Trên thị trường hiện nay, nhiều nhà cung cấp phân ra làm 3 cấp bậc cho tay co thủy lực gồm:
- Loại 1: Trọng lượng 45 - 60kg
- Loại 2: Trọng lượng 60 - 90kg
- Loại 3: Trọng lượng 90 - 120kg
Chú ý, trọng lượng mà các nhà cung cấp quy định là trọng lượng đóng cửa chứ không phải cân nặng của 1 tay co. Tức là trọng lượng càng cao, lực đẩy càng mạnh.
Một số cánh cửa nhôm kính, cửa gỗ công nghiệp, cửa sắt giả gỗ… dùng cho gia đình dân dụng thì nên sử dụng tay co loại 1.
Còn đối với các dự án, chung cư cao cấp thì tùy vào quy mô và số lượng, chất lượng công trình mà lựa chọn tay co loại 2 hoặc 3. Nhưng đa phần các loại cửa thép chống cháy đều sử dụng tay co loại 2.
Kinh nghiệm lựa chọn tay co thủy lực tốt
Để lựa chọn 1 tay co tốt, bạn cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Theo 1 số thợ xây dựng, việc lựa chọn cần phải xác định được những vấn đề sau:
- Chọn nhà cung cấp uy tín: Mua tay co thủy lực ở đâu hay Mua bất kỳ sản phẩm nào cũng thế, tốt nhất bạn nên chọn 1 nhà cung cấp để “chọn mặt gửi vàng”. Mặc dù, việc lựa chọn 1 nhà cung cấp uy tín phải dựa vào độ chuyên sâu, am hiểu trong ngành nhưng nếu tìm tòi kỹ thì chắc chắc bạn sẽ chọn được 1 nhà cung cấp ưng ý. Trên thị trường, dòng tay co Hafele là nổi tiếng nhất, nhưng theo nhiều ý kiến thì giá quá cao, chất lượng giống nhiều sản phẩm khác nên việc lựa chọn nhà cung cấp lớn cũng không hẳn là lựa chọn hợp lý.
- Bạn mua tay co với mục đích gì: Như trên đã nói, việc lựa chọn tay co dùng cho dân dụng hay chuyên dụng thì thích hợp với mỗi loại khác nhau. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá, bạn vẫn nên chọn loại tay co xịn, đừng ham rẻ mà phiền hà sau này. Bởi tay co rẻ tiền sẽ phát sinh rất nhiều lỗi như chảy dầu, đóng mở thất thường, hỏng tốc độ và thậm chí gây ra tiếng cót két khi đóng mở.
Đánh giá 1 số thương hiệu tay co thủy lực loại nào tốt tại Việt Nam
Cũng giống như ngành cửa, thị trường tay co thủy lực cũng rất rộn ràng với nhiều nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên, có 3 thương hiệu nổi tiếng mà nhiều người biết đến là Hafele, King, Newstar.
- Hafele có xuất xứ từ Đức, là dòng tay co cao cấp, được đánh giá là tốt nhất hiện nay, nhưng giá tiền cho 1 sản phẩm là cao nhất.
- Newstar là sản phẩm đến từ Nhật Bản, có chất lượng tốt nhưng khó tìm mua được hàng chính hãng.
- King là hãng tay co đến từ Hàn Quốc, chất lượng đứng sau 2 thương hiệu trên, nhưng giá cả thì thấp hơn.
Nhưng nếu xét về độ bền và đặc tính chất lượng, tay co có thể chia thành 2 loại là tay co có độ bền khoảng 2 năm gồm King, NEO còn tay co có độ bền trên 20 năm gồm Hafele, Newstar.
Hướng dẫn lắp đặt tay co thủy lực đúng cách
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Các dụng cụ cần thiết để lắp đặt tay co thủy lực gồm Máy khoan tay, tua vít 2 cạnh và 4 cạnh, cờ lê.
Bước 2: Xác định vị trí: Bạn cần xác định vị trí cửa như cửa mở vào, hay mở ra, bên trái hay bên phải để lắp đặt.
Bước 3: Đánh dấu vị trí: Lấy dấu 6% của bề rộng cánh cửa, tính từ tim bản lề đến vít chỉnh tốc độ ( Ví dụ : cửa rộng 800 mm / 6% = 48 mm ).
Bước 4: Tiến hành khoan vị trí: khoan 4 lỗ vít đúng vị trí mà bạn muốn đặt hộp áp lực, và 2 lỗ vít để lắp đặt tay đẩy.
Bước 5: Vít cố định tay co: Đóng cửa lại ráp tay đẩy cố định vào hộp áp lực, tay di động vào khung bao xiết chặt ốc (tháo ốc liên kết tay di động và tay cố định, không được để dính liền).
Bước 6: Mở cửa ra tại vị trí 90 độ – 102 độ ( tùy theo góc mở cho phép) dùng tay kéo tay cố định xoay 180 độ (xuôi chiều kim đồng hồ, ra vị trí ngược lại) khi nghe âm thanh Click tại hộp áp lực, là hệ thống áp lực đã định vị điểm dừng 90 độ của tay đẩy hơi.
Bước 7: Nới lỏng ốc định vị ra, xoay tay di động ra hoặc vô cho phù hợp với khoảng cách lỗ liên kết trên tay cố định ( tạo 2 tay đẩy thành góc vuông ) xiết tạm ốc liên kết lại.
Bước 8: Dùng tay kéo cửa để tạo lực khởi động, buông tay ra cửa sẽ tự chạy vể vị trí 0 độ, sau đó mở cửa đến vị trí 90 độ > 102 độ để kiểm tra vị trí dừng cửa.
Bước 9: Kiểm soát tốc độ đóng cửa: Vặn ốc tốc độ 1 ra, vô, vận tốc cửa chạy từ vị trí 90 độ đến 20 độ với thời gian khỏang 9 giây là đúng. Vặn ốc tốc độ số 2 ra hoặc vô và quan sát vận tốc chạy từ vị trí 20 độ đến 0 độ với thời gian khỏang 5 giây là đúng. ( Điều chỉnh tốc độ 2 luôn luôn chậm hơn tốc độ 1, mỗi lần vặn ốc điều chỉnh không quá ¼ vòng ). Vặn xuôi chiều kim đồng hồ là giảm tốc độ, ngược chiều kim đồng hồ là tăng tốc độ.
Một số lưu ý khi lắp đặt tay co thủy lực:
- Cửa mở vào chiều phải. Thao tác như trên, chỉ dời vị trí hộp áp lực sang bên trái.( Luôn luôn nằm về hướng bản lề )
- Cửa mở ra chiều phải & trái. Thao tác như trên chỉ dời vị trí hộp áp lực ra ngoài.
- Không được dùng tay đẩy, đóng cửa lại khi cửa đang chạy tự động.
- Chỉ dừng cửa tại vị trí 90 độ, không được ép dừng quá 30 giây tại các vị trí khác.
- Cửa có góc mở lớn hơn 90 độ, phải gắn thêm linh kiện định vị 90 độ để tránh trường hợp vô tình đẩy rộng cánh cửa làm tuột nhông tốc độ.
Hy vọng, với bài viết này bạn đã có cái nhìn rõ hơn về phụ kiện tay co thủy lực. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần lắp đặt cửa thép chống cháy thì liên hệ với Thế giới cửa thép qua số hotline 0914.860.455 nhé.